Chuyển đến nội dung chính
Tại sao phải tính bánh răng cấp chậm trước ?? Hộp đồng trục
bộ truyền cấp nhanh cấp chậm hộp đồng trục thiết kế cái nào trước tại sao
Mình hỏi mấy thầy trường mình thì có câu trả lời như sau:
- Thứ nhất vì là hộp đồng trục, nên để đảm bảo điều kiện đồng trục thì phải tính khoảng cách trục giữa 1 cấp trước rồi lấy khoảng cách đó cho cấp còn lại aw1 = aw2 . Và trong khoảng cách trục và momen xoắn có liên hệ với nhau ( trong công thức tính khoảng cách trục) => Nó liên quan đến nhau trong điều thứ 2
- Thứ 2 là vì cấp chậm chịu tải (momen xoắn) lớn hơn cấp nhanh, điều kiện làm việc khắc nghiệt hơn => nên tính cấp chậm trước
Và chốt lại là: Tính cấp chậm trước là do xuất phát từ điều kiện đồng trục trước, tính 1 cấp rồi suy ra khoảng cách trục của cấp còn lại, mà trong lúc tình khoảng cách đó lại liên hệ với mô men xoắn, ta chọn nơi có mô men xoắn lớn nhất (cấp chậm) để đảm bảo là chỗ nguy hiểm nhất ok thì các chỗ khác cũng oke theo:))
Và mình thử tính cấp nhanh trước xem ntn (mình làm đồ án hộp này) (mình chọn răng nghiêng). mình thấy như sau :)))
- Với HGT bánh răng nghiêng tính theo cấp nhanh trước thì khoảng cách trục nhỏ hơn so với khi tính cấp chậm
-Sau đó là chọn số răng. Rồi đến bước tính chiều nghiêng bánh răng. Với khoảng cách trục tính theo cấp nhanh ở trên thì thấy một điều bất thường là: Cos góc Beta > 1
=>> do đó ko thể suy ra góc nghiêng đc (vì cos chỉ ở trong khoảng 0>1)
- Mình xem lại công thức tính góc nghiêng Beta thì thấy aw ( tức khoảng cách trục) nó ở dưới mẫu. Do vậy mình tăng khoảng cách trục thì Cos góc Beta giảm. Và mình cứ tăng tiếp cho đến khi Cos góc Beta <1 thì có thể suy ra góc.
- Mình tiếp tục tăng khoảng cách trục, cho đến khi kết quả góc Beta nằm trong khoảng 8độ - 20 độ thì thấy khoảng cách trục đã là 330mm. Trong khi đó tính theo cấp chậm thì là 316mm mà vẫn thỏa mãn hết các điều kiện bền.
=>> Do vậy mình kết luận là tính theo cấp chậm khoảng cách trục nhỏ hơn =>> đỡ cồng kềnh hơn và kết hợp với 2 điều mình đã nói ở trên :))))
Nhận xét
Đăng nhận xét